Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi

Thứ bảy - 05/11/2022 21:15
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường nói riêng, cho địa phương nói chung.
CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
(Năm học 2017 – 2018)


      Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường nói riêng, cho địa phương nói chung. Nhận thức được nhiệm vụ quan trọng đó, tổ chuyên môn Lí - Hóa xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm học. Bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò. Trong những năm gần đây, qua các kỳ thi HSG vòng huyện, vòng tỉnh, chúng ta đã đạt được những thành công nhất định góp phần vào kết quả thi HSG chung của toàn trường. 
      1. Thuận lợi
       - Được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát và kịp thời của Ban Giám hiệu – với những kế hoạch cụ thể, lâu dài trong công việc bồi dưỡng HSG.
       - Trường từng bước khắc phục cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tương đối đầy đủ, giúp cho việc dạy và học.
       - Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng HSG.
       - Trong những năm gần đây, bộ môn Lí - Hóa luôn có HSG đạt giải ở các vòng thi tỉnh.
      2. Khó khăn
       - Thời gian ôn tập cho học sinh có hạn.
      - Đa số giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải bảo đảm chất lượng đại trà, vừa phải hoàn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn và công tác kiêm nhiệm. Do đó cường độ làm việc đôi khi quá tải và việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế.
       - Học sinh học chương trình bồi dưỡng HSG ngoài học chương trình chính khóa còn phải dành thời gian cho những môn học khác nên hạn chế về thời gian tự học, do đó kết quả thi HSG không cao là điều tất yếu.
       - Một số học sinh tham gia học bồi dưỡng chưa cố gắng nhiều nên kết quả thi học sinh giỏi ở một số môn chưa cao.
      - Giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn chương trình dạy, theo kinh nghiệm của bản thân, theo chủ quan, tự nghiên cứu, tự sưu tầm tài liệu.
      3. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
        a) Về xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi
       -  Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2017 – 2018 của trường THPT Hùng An
       - Căn cứ vào số lượng giáo viên và trình độ đào tạo của giáo viên (năm học 2017– 2018).
       - Căn cứ vào một số kết quả khác của tổ chuyên môn, năm học 2017– 2018.
              Tổ  Lí - Hóa xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12:
 
 
 
Stt Môn Kế hoạch bồi dưỡng Giáo viên bồi dưỡng
1 Hoá học12 6iết/tuần/ 2GV BGH Phân công
2 Vật lý 12 6 tiết /tuần/ 2GV BGH Phân công
      b)  Phân công chuyên môn một cách hợp lí
       - Cần phải phân công chuyên môn một cách hợp lí, lựa chọn giáo viên có năng lực chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm, cố gắng phân công theo hướng ổn định để phát huy kinh nghiệm của giáo viên.
       - Phát hiện và xây dựng nguồn bắt đầu từ lớp 10, do giáo viên có kinh nghiệm dạy bồi dưỡng.
       - Cần tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
       - Có những chế độ động viên, khuyến khích khen thưởng đối với giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi.
        + GV dạy và phát hiện và chọn và tự bồi dưỡng ngay trên từng tiết dạy (Bằng nhiều hình thức khác nhau, câu hỏi tư duy…).
       + Lựa chọn đội tuyển ngay sau khi kết thúc năm học thông qua việc trao đổi với giáo viên giảng dạy trước đó để lựa chọn những em có khả năng, tư chất, trí tuệ, lòng đam mê vào đội tuyển, làm nguồn cho năm học kế tiếp.
        + Lên kế hoạch bồi dưỡng ngay từ trong hè; qua đó, “lọc” dần qua các cuộc thi cấp trường.
       + Thông qua giáo viên chủ nhiệm định hướng, sự thỏa thuận của giáo viên bồi dưỡng ở các đội tuyển để tránh tình trạng chồng chéo giữa môn này với môn khác.
       + Bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cần được tiến hành thường xuyên cả trong chương trình chính khóa và học tạo nguồn, không nên để tới khi kì thi chuẩn bị tiến hành mới tích cực bồi dưỡng - làm cho học sinh quá tải, đồng thời ảnh hưởng đến kết quả học tập các môn học khác của học sinh.
       c) Đối với giáo viên dạy bồi dưỡng
       Qua một thời gian tham gia công tác bồi dưỡng HSG, tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng trong công tác này cần thực hiện tốt những công việc sau đây:
     - Muốn có HSG phải có Thầy giỏi. Vì thế, người thầy phải luôn luôn có ý thức tự rèn luyện, tích lũy tri thức và kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn, luôn xứng đáng là “người dẫn đường tin cậy” cho học sinh noi theo. Phải thường xuyên tìm tòi các tư liệu, có kiến thức nâng cao trên các phương tiện, đặc biệt là trên mạng internet. Lựa chọn trang web nào hữu ích nhất, tiện dụng nhất, tác giả nào hay có các chuyên đề hay, khả quan nhất để sưu tầm tài liệu,…
       - Trong công tác bồi dưỡng HSG, cần chú ý khâu đầu tiên: tuyển chọn học sinh.
      - Bước tiếp theo, sau khi lựa chọn được học sinh, chúng ta lập kế hoạch cho học sinh và cho mình một cách cụ thể tránh tình trạng thích đâu dạy đó. Dạy theo chuyên đề là biện pháp mà tổ chúng tôi thấy đó là hữu hiệu nhất.
       - Nắm vững phư­ơng châm: dạy chắc cơ bản rồi mới nâng cao.
       - Thông qua những bài luyện cụ thể, dạy phư­ơng pháp t­ư duy.
       - Kiểu dạng bài có quy luật dạy trước; loại bài có tính đơn lẻ, đặc biệt dạy sau.
       - Để giải đ­ược các bài toán dành cho học sinh giỏi, học sinh cần phải hiểu kiến thức một cách cơ bản, hệ thống, vững chắc, sâu sắc và có khả năng vận dụng linh hoạt.
      + Mỗi loại kiến thức (khái niệm, định luật, định lí,…) đều có nội hàm riêng và cách vận dụng (hay quy tắc, ph­ương pháp, công thức) đặc trư­ng của nó. Khi dạy cần phải thông qua một số bài thí dụ cụ thể để khắc sâu cho học sinh đầy đủ, cặn kẽ nội hàm và phương pháp vận dụng của kiến thức đó. Đ­ược nh­ư vậy, khi gặp hàng chục, hàng trăm bài khác, mặc dù có những chi tiết cụ thể khác nhau như­ng học sinh vẫn làm được vì chúng giống nhau ở điểm cốt lõi.
    + Có những loại bài liên quan đến đến rất nhiều loại kiến thức kĩ năng khác nhau, học sinh muốn làm đ­ược cần phải biết chia bài đó thành nhiều bài toán nhỏ, trong mỗi bài nhỏ dùng kiến thức, kĩ năng nào. Muốn làm đ­ược như­ vậy, học sinh phải nắm thật vững nội hàm và ph­ương pháp vận dụng của từng loại kiến thức, biết được chúng liên quan với nhau nh­ư thế nào (hay từng kiến thức nằm trong một hệ thống nh­ư thế nào, sử dụng công thức nào,…), từ đó mới biết khi nào cần sử dụng kiến thức nào. Dù cho bài toán biến hoá nhiều kiểu,  nhưng cũng không ra ngoài những kiến thức và phương pháp trong ch­ương trình đã học.
       d) Về chương trình bồi dưỡng
     - Giáo viên cần biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng khối lớp, về từng mảng kiến thức rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ theo số tiết quy định nhất định và nhất thiết phải bồi dưỡng theo quy trình từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để các em học sinh bắt nhịp dần.
   - Xác định rõ trọng tâm kiến thức giảng dạy cho từng khối lớp để tránh trùng lặp. Chương trình bồi dưỡng cần có sự liên thông trong suốt 3 năm liền.
      e)  Tài liệu bồi dưỡng
- Giáo viên sưu tầm các bộ đề thi các cấp  trong tỉnh nhà và các tỉnh khác thông qua tra cứu thông tin internet, nhằm giúp các em  tiếp xúc làm quen với các dạng đề, luôn tìm đọc, tham khảo các tài liệu hay định hướng cho học sinh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh các tài liệu, sách vở, phù hợp với trình độ của các em để tự rèn luyện thêm ở nhà. Đồng thời cung cấp hoặc giới thiệu các địa chỉ trên mạng để học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu, bổ sung kiến thức.
      g)  Về thời gian bồi dưỡng
Để chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả thì nhà trường cần có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi liên tục và đều đặn, không dồn ép ở tháng cuối trước khi thi nhằm tránh sự quá tải đối với học sinh, tránh ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu kiến thức ở môn học khác của học sinh. (ít nhầt 2 buổi/ tuần,  6 tiết, kể cả trong hè – là phù hợp nhất).
      i)  Đối với học sinh
- Học sinh phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của học tập.
- Học sinh phải yêu thích môn học, say mê trong học tập và ham học hỏi.
- Học sinh phải cần cù tích luỹ và chăm chỉ rèn luyện, ngoài luyện sách giáo khoa, học sinh cần luyện thêm ở sách tham khảo và tài liệu khác.
      k) Đối với phụ huynh
- Quan tâm tạo điều kiện, động viên tích cực con em học tập tốt hơn.
- Trang bị đầy đủ dụng cụ học tập.
- Thường xuyên liên lạc với giáo viên, nhà trường để nắm tình hình học tập của con mình.

      Trên đây là một số kinh nghiệm và giải pháp về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của tổ Lí- Hóa. Rất mong được sự đóng góp của các đồng chí!
 
Tác giả bài viết: Nguyễn Đức Tuấn 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây